Chào mừng thành lập ngành 77 năm
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp Bộ kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2021

Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp Bộ kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2021

Ngày 31/10/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức họp Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp Bộ kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2021, mã số TNMT.2021.01.10, đề tài “Nghiên cứu, đề xuất các tiêu chí, điều kiện thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”, do Tiến sỹ Nguyễn Đắc Nhẫn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý đất đai là chủ nhiệm đề tài.
Chào mừng thành lập ngành 77 năm

Kiểm kê đất đai 2019: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển biến tích cực, hướng vào phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng, miền

Thứ bảy - 21/08/2021 04:56 459 0
Kết quả kiểm kê đất đai năm 2019 là “bức tranh” phản ảnh hiện trạng sử dụng đất đai của từng đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh, các vùng kinh tế và cả nước để làm cơ sở đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cấp trong 5 năm và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp giai đoạn 2021 – 2030.
Kiểm kê đất đai 2019: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển biến tích cực, hướng vào phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng, miền

Đất nông nghiệp năm 2019 tăng 705.350 ha so với năm 2014

Theo ông Bùi Văn Hải, Cục trưởng Cục Kiểm soát, quản lý và sử dụng đất đai (Tổng cục Quản lý đất đai, qua kết quả kiểm kê năm 2019 cho thấy, mức độ khai thác đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng cho các mục đích hát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong 5 năm qua là khá lớn . Cụ thể, đã đưa vào sử dụng 927.611 ha đất, trung bình mỗi năm đã đưa vào sử dụng khoảng 185.000 ha đất chưa sử dụng. Đến năm 2019 nhiều địa phương không còn hoặc còn không đáng kể đất chưa sử dụng điển hình như: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương, Bạc Liêu,….

Bên cạnh đó, tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp năm 2019 của cả nước so với năm 2014 tăng 705.350 ha, trong đó tăng chủ yếu ở loại đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp khác.

Đặc biệt, cơ cấu sử dụng giữa các loại đất nông nghiệp có sự thay đổi tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao; nhất là việc sử dụng một phần diện tích đất trồng lúa sang trồng các cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản, chuyển đất cây hàng năm sang đất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm; sử dụng đất rừng trồng để trồng cây lâu năm. Các loại đất sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao tăng mạnh (đất trồng cây lâu năm tăng 459.520 ha so với năm 2014).

Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp lương thực một cách hợp lý, kết hợp giữa đầu tư hạ tầng nông nghiệp, công nghiệp chế biến... thậm chí hiện nay chúng ta đã bước đầu sản suất các loại gạo dinh dưỡng cho toàn dân và xuất khẩu, nói cách khác không chỉ nằm ở số lượng không, mà còn phải quan tâm đến chất lượng lên hàng đầu. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê biên soạn và công bố, sản lương lúa năm 2014 là 45 triệu tấn, năm 2019 là 43,9 triệu tấn, bình quân lương thực đầu người 553,1 kg/năm. Xuất khẩu gạo năm 2019 đạt 6,14 triệu tấn, thu về hơn 3 tỉ USD, xuất khẩu gạo đến được 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, vượt mục tiêu đề ra 4 triệu tấn. GDP toàn ngành nông nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đạt 2,61%/ năm.

Kết quả kiểm kê đất đai năm 2019 cũng cho thấy, diện tích đất lâm nghiệp của cả nước trong 5 năm qua tăng 453.525 ha, do các địa phương đã đẩy mạnh việc giao đất trồng rừng, một phần diện tích đất chưa sử dụng trước đây được đưa vào sử dụng trồng rừng theo chủ trương phát triển rừng của địa phương nên phần diện tích đất chưa sử dụng ở các địa phương đã được đưa vào trồng rừng triệt để; một số diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng đã đủ tiêu chuẩn chuyển trạng thái thành rừng làm tăng đáng kể phần diện tích đất lâm nghiệp.

 Sự gia tăng đất phi nông nghiệp trong 5 năm qua của cả nước, nhất là các loại đất sử dụng vào mục đích chuyên dùng (169.707 ha), đất ở (54.632 ha), thể hiện sự nỗ lực cố gắng rất lớn của các địa phương trong việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng để giao đất, cho thuê đất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo đảm cho phát triển kinh tế, xã hội ổn định, bền vững; nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn được khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. 

Các địa phương đã hoàn thành khối lượng lớn bản đồ địa chính, trong đó chủ yếu là bản đồ số (chiếm 77% tổng diện tích) và đã cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đối với các loại đất chính; nhiều địa phương đã xây dựng được cơ sở dữ liệu đất đai, phục vụ tích cực, hiệu quả cho thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai ở các cấp, trong đó có công tác thống kê, kiểm kê đất đai.

Cơ cấu sử dụng giữa các loại đất nông nghiệp có sự thay đổi tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Quỹ đất được phân bổ ứng kịp thời cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Có thể thấy, thời gian qua, các cấp uỷ, chính quyền các cấp đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bước đầu khắc phục được các hạn chế, tồn tại trong tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, lãng phí.

Cụ thể, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch; quy hoạch đô thị và quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất đai được triển khai thực hiện tại 03 cấp hành chính là quốc gia, tỉnh, huyện và theo nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất của cấp trên định hướng cho quy hoạch sử dụng đất cấp dưới; kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện là cơ sở duy nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Quy định cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ. Quốc hội quyết định các chỉ tiêu sử dụng các loại đất này trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và phân bổ đến từng địa phương. Tùy theo quy mô sử dụng đất mà UBND cấp tỉnh phải trình Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ hoặc trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất.

Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban mặt trân Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, nhân dân có quyền giám sát việc quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

Việc ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội để khai thác tiềm năng đất đai tại các vùng trung du, miền núi, ven biển, hạn chế tối đa việc sử dụng đất chuyên trồng lúa:

Nhìn chung, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã thực sự trở thành công cụ quan trọng để nhà nước thống nhất quản lý đất đai, được triển khai đồng bộ ở các cấp, đặc biệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện là căn cứ quan trọng để nhà nước thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất được phân bổ và chuyển dịch cơ cấu sử dụng để đáp ứng kịp thời cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Quỹ đất nông nghiệp đã đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ và phát triển rừng. Quỹ đất dành cho công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị được mở rộng, từng bước đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhu cầu đô thị hóa. Diện tích đất chưa sử dụng cơ bản đã được đưa vào sử dụng.

Nguồn: Monre.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thi đua yêu nước
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây