Kết quả nghiên cứu khoa học đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu, đánh giá tác động của việc quản lý sử dụng đất các công trình thủy điện đến kinh tế, xã hội, môi trường và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý, sử dụng đất đối với công trình thủy điện”
* Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Gia Chinh
* Cán bộ thực hiện đề tài
Danh sách thành viên tham gia đề tài sau khi được điều chỉnh như sau:
TT |
Họ tên thành viên |
Đơn vị |
Chức danh |
1 |
Lê Gia Chinh |
Viện Nghiên cứu quản lý đất đai |
Chủ nhiệm |
2 |
Nguyễn Xuân Kiên |
Viện Nghiên cứu quản lý đất đai |
Thư ký |
3 |
Phạm Công Minh |
Vụ Chính sách và Pháp chế |
Thành viên |
4 |
Nguyễn Văn Trị |
Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai |
Thành viên chính |
5 |
Đào Thị Hà Thanh |
Viện Nghiên cứu quản lý đất đai |
Thành viên chính |
6 |
Vũ Thị Hồng |
Viện Nghiên cứu quản lý đất đai |
Thành viên chính |
7 |
Nguyễn Văn Tuyến |
Cục Quản lý Tài nguyên nước |
Thành viên |
8 |
Phạm Tiến Tùng |
Cục Quy hoạch đất đai |
Thành viên |
9 |
Lê Huy Khôi |
Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương |
Thành viên |
10 |
Nguyễn Đăng Khoa |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Thành viên |
Ngoài ra, đề tài còn có sự tham gia của một số cán bộ công tác tại Viện Nghiên cứu quản lý đất đai làm kỹ thuật viên của đề tài.
* Thời gian thực hiện: Từ tháng 05/2017 đến tháng 11/2020.
* Tổ chức chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu quản lý đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
* Hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài: Quyết định thành lập Hội đồng số 2621/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hội đồng họp ngày 26 tháng 11 năm 2020.
* Quyết định công nhận kết quả thực hiện đề tài: Quyết định số 514/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xây dựng luận cứ khoa học về đánh giá tác động của việc quản lý sử dụng đất phát triển công trình thủy điện đến kinh tế, xã hội và môi trường;
- Đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của việc quản lý sử dụng đất phát triểncông trình thủy điện đến kinh tế, xã hội và môi trường;
- Đề xuất giải pháp khắc phục các tác động tiêu cực và hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng đất phát triển các công trình thủy điện.
TT |
Tên sản phẩm |
Yêu cầu khoa học đạt được |
1 |
Báo cáo tổng thuật phân tích tài liệu, số liệu điều tra tại cơ quan trung ương và địa phương. |
Đáp ứng được thông tin, tài liệu, số liệu điều tra tại cơ quan trung ương và địa phương phục vụ cho nghiên cứu đề tài. |
2 |
16 Báo cáo khoa học (vượt 01 báo cáo so với Thuyết minh được duyệt) |
Đánh giá được về tổng quan, thực trạng tác động việc quản lý sử dụng đất các công trình thủy điện đến kinh tế, xã hội và môi trường; đề xuất được một số nội dung về hoàn thiện các quy định pháp luật và một số giải pháp về quản lý, sử dụng đất đối với công trình thủy điện . |
3 |
Bộ tiêu chí đánh giá tác động của việc quản lý sử dụng đất các công trình thủy điện tới kinh tế, xã hội và môi trường |
Được kiểm nghiệm qua đánh giá thực tế tác động theo nội dung trong đề tài; được Hội đồng Khoa học thông qua và nghiệm thu, đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài. |
4 |
Dự thảo về nội dung chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các quy định quản lý sử dụng đất đối với các công trình thủy điện phục vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. |
Được đơn vị hưởng thụ kết quả đề tài chấp nhận; được Hội đồng Khoa học thông qua và nghiệm thu, đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài. |
5 |
Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài |
2. Dạng II: Bài báo và các sản phẩm khác
TT |
Tên sản phẩm |
Yêu cầu khoa học đạt được |
Nơi công bố |
1 |
Bài báo về đề xuất hoàn thiện quy định quy định pháp luật về quản lý, sử dụng đất đối với công trình thủy điện. |
Đảm bảo chất lượng khoa học của bài báo |
Đăng trên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường |
3.3. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học
TT |
Cấp đào tạo |
Số lượng |
Chuyên ngành đào tạo |
1 |
Góp phần đào tạo 01 Thạc sỹ: Trương Thị Huyền Trang |
01 |
Quản lý đất đai thuộc trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội |
Kết quả nghiên cứu của đề tài được trình bày trong Báo cáo tổng hợp với dung lượng 212 trang A4, gồm các nội dung chính sau:
3.1. Tổng quan về tác động của việc quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện đến kinh tế, xã hội, môi trường gồm các nội dung:
(1) Khái quát một số vấn đề có liên quan đến tác động của việc quản lý, sử dụng đất thủy điện đến kinh tế, xã hội và môi trường: Một số khái niệm có liên quan; vai trò, ý nghĩa của việc phát triển của các công trình thủy điện; tác động của việc quản lý, sử dụng đất thủy điện đến kinh tế, xã hội, môi trường; các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất các công trình thủy điện; khái quát tình hình phát triển thủy điện ở nước ta; một số phương pháp và công cụ sử dụng để đánh giá tác động của việc quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện đến kinh tế, xã hội, môi trường.
(2) Chính sách, pháp luật có liên quan đến phát triển thủy điện: Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển thủy điện; chính sách, pháp luật đất đai có liên quan đến thủy điện; các chính sách, pháp luật khác có liên quan đến phát triển các công trình thủy điện; đánh giá chung những mặt được, những tồn tại, bất cập của chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện.
(3) Tình hình nghiên cứu về quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện trong nước và ngoài nước:
- Tình hình nghiên cứu và kinh nghiệm về thủy điện ở nước ngoài gồm thủy điện sông Mê Kông, thủy điện tại các nước Trung Quốc, Lào, Nhật Bản và rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Tình hình nghiên cứu ở trong nước: Nêu và phân tích một số kết quả nghiên cứu trong nước có liên quan; từ đó xác định các vấn đề mà đề tài cần nghiên cứu.
3.2. Xây dựng bộ tiêu chí và thực trạng tác động của việc quản lý, sử dụng đất đến kinh tế, xã hội, môi trường, gồm các nội dung:
(1) Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tác động của việc quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện đến kinh tế, xã hội và môi trường, gồm: Bộ tiêu chí đánh giá tác động của việc quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện đến kinh tế; Bộ tiêu chí đánh giá tác động của việc quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện đến xã hội; Bộ tiêu chí đánh giá tác động của việc quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện đến môi trường.
(2) Tình hình quy hoạch các công trình thủy điện: Quy hoạch bố trí các công trình thủy điện trong phạm vi cả nước; Quy hoạch các công trình thủy điện trên địa bàn nghiên cứu.
(3) Thực trạng quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện: Khái quát về quy mô các công trình thủy điện thuộc phạm vi nghiên cứu; thực trạng quản lý, sử dụng đất xây dựng công trình thủy điện và công trình phụ trợ; thực trạng quản lý, sử dụng đất vùng lòng hồ và vận hành điều tiết nguồn nước hồ thủy điện; thực trạng quản lý, sử dụng đất vùng hành lang bảo vệ lòng hồ; đánh giá chung về quản lý, sử dụng đất và vận hành các hồ chứa thủy điện.
(4) Thực trạng tác động của việc quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện đến kinh tế, xã hội và môi trường:
- Tác động đến kinh tế: Tác động đến nguồn thu ngân sách nhà nước, nguồn đầu tư phát triển; tác động đến tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tác động đến sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp; tác động đến kinh tế vùng hạ du công trình thủy điện.
- Tác động đến xã hội: Tác động đến phân bố dân cư; tác động đến cuộc sống, sinh kế của người dân; tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển đổi nghề nghiệp; tác động đến tình hình ổn định chính trị - xã hội; tác động đến xã hội vùng hạ du công trình thủy điện.
- Tác động đến môi trường: Tác động đến môi trường sinh thái; tác động đến tài nguyên đất; tác động đến tài nguyên nước; tác động đến môi trường không khí; tác động đến môi trường vùng hạ du công trình thủy điện.
- Đánh giá chung tác động của việc quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện đến kinh tế, xã hội, môi trường.
- Dự báo ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai đến việc quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện gây hậu quả xấu cho kinh tế, xã hội, môi trường.
3.3. Đề xuất bổ sung, hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện:
(1) Đề xuất bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật đất đai có liên quan đến quản lý, sử dụng đất thủy điện:
- Một số yêu cầu về đề xuất bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện.
- Đề xuất một số nội dung bổ sung, hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng đất thủy điện: Đề xuất bổ sung, hoàn thiện một số quy định pháp luật đất đai có liên quan đến quản lý, sử dụng đất thủy điện bao gồm: (i) Đề xuất một số quy định về quy hoạch sử dụng đất các công trình thủy điện; (ii) Đề xuất một số quy định về quản lý, sử dụng đất xây dựng công trình thủy điện: thu hồi đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án thủy điện; giao đất, cho thuê đất đối với dự án thủy điện sau khi đi vào vận hành; lập và thực hiện dự án tái định cư thuộc dự án thủy điện; (iii) Đề xuất một số quy định về quản lý, sử dụng đất vùng lòng hồ: cho thuê đất có mặt nước chuyên dùng là hồ thủy điện; chế độ sử dụng đất có mặt nước chuyên dùng là hồ thủy điện; sử dụng đất bán ngập lòng hồ thủy điện; (iv) Đề xuất một số quy định về quản lý, sử dụng đất vùng hành lang bảo vệ lòng hồ.
(2) Đề xuất một số nội dung về cơ chế quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện theo đặc thù khu vực: Quan điểm đề xuất ; đề xuất cơ chế đặc thù theo khu vực về quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện cho các vùng: Vùng Trung Du và Miền núi Bắc bộ; Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung; Vùng Tây Nguyên.
(3) Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của việc quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện đến kinh tế, xã hội, môi trường: Giải pháp về tổ chức thực hiện một số nội dung về quản lý nhà nước đối với đất các công trình thủy điện; Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong quản lý, sử dụng đất và vận hành hồ chứa các công trình thủy điện; Giải pháp về tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện.
3.1. Kết luận
Kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tác động của việc quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện đến kinh tế, xã hội, môi trường và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý, sử dụng đất đối với công trình thủy điện” thể hiện qua các điểm chính như sau:
1. Cần phải khẳng định các lợi ích mà thủy điện mang lại là rất to lớn, nhất là về kinh tế, thể hiện qua các ưu thế: cung cấp nguồn điện năng đến 40% nhu cầu điện năng của toàn quốc hiện nay; là dạng năng lượng có giá thành rẻ nên có khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế; việc sử dụng đất thủy điện tạo nên các hồ chứa nước ngoài vai trò sản xuất điện còn có chức năng góp phần điều tiết ngăn lũ, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt và đời sống của dân cư vùng hạ du…
2. Việc xây dựng các công trình thủy điện, việc sử dụng đất cho thủy điện cũng có tác động bất lợi đến kinh tế, xã hội, môi trường: Do phải thu hồi đất và chuyển mục đích sang thủy điện đã làm mất đất sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống của dân cư trong vùng; làm giảm diện tích rừng đầu nguồn, làm giảm các chức năng sinh thái quan trọng nhất của rừng là điều hoà khí hậu, giữ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, bảo vệ và cải thiện môi trường sống; làm thay đổi dòng chảy và làm cho dòng chảy phía hạ lưu bị cạn kiệt, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống; làm gia tăng lũ lụt nếu quản lý, vận hành các hồ thủy điện tùy tiện, không đúng quy trình;…
3. Tác động tích cực và tiêu cực của việc quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện đến kinh tế, xã hội, môi trường là hai mặt của một vấn đề, luôn luôn song hành và mang tính tất yếu. Kết quả nghiên cứu đề tài đã chỉ ra những vấn đề cần giải quyết để góp phần bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển thủy điện với tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; phát huy các tác động tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất thủy điện và phát triển bền vững.
4. Kết quả nghiên cứu Đề tài đã đề xuất được một số nội dung:
- Đề xuất bổ sung về chính sách, pháp luật đất đai có liên quan đến quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện, gồm các quy định: Xác định, thẩm định nhu cầu sử dụng đất thủy điện trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án thủy điện, giao đất, cho thuê đất sau khi thủy điện đi vào vận hành; bổ sung một số yêu cầu về việc lập và thực hiện dự án tái định cư cho dự án thủy điện; bổ sung một số quy định về cho thuê, chế độ sử dụng đối với đất có mặt nước chuyên dùng là hồ thủy điện; bổ sung quy định về việc sử dụng đất bán ngập lòng hồ thủy điện, đất hành lang bảo vệ công trình thủy điện.
- Đề xuất một số cơ chế quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện, cơ chế vận hành, điều tiết nguồn nước lòng hồ thủy điện mang tính đặc thù cho các vùng kinh tế - xã hội: vùng Trung Du và Miền núi Bắc bộ, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung, vùng Tây Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của việc quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện đến kinh tế, xã hội, môi trường: Giải pháp về tổ chức thực hiện một số nội dung về quản lý nhà nước đối với đất các công trình thủy điện; Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong quản lý, sử dụng đất và vận hành hồ chứa các công trình thủy điện; Giải pháp về tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện.
5. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã có đề cập đến một số vấn đề có liên quan như: Quy trình, trình tự cho thuê đất có mặt nước chuyên dùng là hồ thủy điện để sử dụng kết hợp vào việc thực hiện dự án đầu tư phi nông nghiệp như sản xuất điện gió, điện mặt trời, dịch vụ du lịch, nuôi trồng, khai thác thủy sản; Các số liệu, cơ sở dữ liệu về thực trạng quản lý, sử dụng đất thủy điện trên phạm vi cả nước làm cơ sở cho việc định hướng, sử dụng đất thủy điện có hiệu quả; Các vấn đề liên quan đến quy trình vận hành các hồ chứa thủy điện; Các nội dung đánh giá tổng thể công tác di dân, tái định cư… Trong phạm vi về nội dung của đề tài chưa có điều kiện nghiên cứu sâu và đầy đủ về các vấn đề trên, cần được tiếp tục nghiên cứu, thực hiện trong các chương trình khác.
4.2. Kiến nghị
Để thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn việc quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện, qua các kết quả nghiên cứu Đề tài, nhóm nghiên cứu có một số kiến nghị như sau:
1. Đề nghị Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường tham khảo, sử dụng các kết quả nghiên cứu đề tài cho các công việc:
- Sử dụng Bộ tiêu chí đánh giá tác động của việc quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện đến kinh tế, xã hội, môi trường để tiếp tục thử nghiệm, hoàn thiện và ban hành bộ tiêu chí chung áp dụng cho việc dgias tác động của chính sách, pháp luật đất đai.
- Sử dụng các đề xuất của đề tài để xây dựng, bổ sung các quy định pháp luật đất đai có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất các công trình thủy điện; tiếp tục triển khai nghiên cứu bổ sung một số nội dung có liên quan như trình tự và nội dung cho thuê đất có mặt nước chuyên dùng là hồ thủy điện để sử dụng kết hợp vào các mục đích khác.
2. Về phương diện quản lý, sử dụng đất đai, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai:
- Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình kiểm kê chuyên đề về quản lý, sử dụng đất thủy điện; qua đó đánh giá được đầy đủ về thực trạng quản lý, sử dụng đất thủy điện trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương, nhất là thực trạng sử dụng đất có mặt nước chuyên dùng là hồ thủy điện vào các mục đích; xây dựng cơ sở dữ liệu về đất thủy điện… làm cơ sở cho việc quản lý đất thủy điện lâu dài; có kế hoạch khai thác sử dụng có hiệu quả đất có mặt nước chuyên dùng hồ thủy điện.
- Triển khai thực hiện việc điều tra tổng thể về thu hồi đất, bồi thường, tái định cư đối với các dự án thủy điện trên phạm vi toàn quốc nhằm có được các tài liệu, số liệu đánh giá đầy đủ tình hình, kết quả, thực trạng công tác tái định cư cho các công trình thủy điện; làm cơ sở cho việc phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những mặt hạn chế, yếu kém trong hoạt động tái định cư; bảo đảm ổn định và cải thiện đời sống cho người dân tái định cư; xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai cũng như chính sách, pháp luật khác về di dân, tái định cư.
- Xây dựng và ban hành định mức sử dụng đất để áp dụng cho quy hoạch sử dụng đất đối với đất phát triển thủy điện; quản lý sử dụng đất đối với các công trình thủy điện.
3. Đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý, sử dụng tài nguyên nước, cấp phép sử dụng nguồn nước và quản lý thủy điện thực hiện việc rà soát lại quy trình vận hành các hồ chứa thủy điện. Đối với các hồ chứa có quy trình chưa phù hợp, còn nhiều ảnh hưởng không tốt đến kinh tế, xã hội, môi trường thì cần xem xét, điều chỉnh quy trình vận hành cho phù hợp, không chỉ vì mục tiêu chính là phát điện mà cần phải đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững./.
Lê Gia Chinh