Kết quả nghiên cứu khoa học đề tài cấp Nhà nước: "Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất đổi mới phương pháp luận và ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm góp phần quản lý, sử dụng tài nguyên đất hiệu quả, bền vững”
* Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đắc Nhẫn
* Cán bộ thực hiện đề tài (thành viên chính)
- PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời
|
- Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
|
- TS. Lê Đức Thịnh
|
- Bộ Nông nghiệp & PTNT
|
- TS. Phạm Lan Hương
|
- Trường ĐH Kinh tế quốc dân
|
- TS. Ninh Minh Phương
|
- Tổng cục Quản lý đất đai, BTNMT
|
- ThS. Đinh Văn Thường
|
- Trung tâm dữ liệu và Thông tin đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai
|
- ThS. Nguyễn Xuân Kiên
|
- Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai
|
- ThS. Nguyễn Mạnh Thường
|
- Cục Quy hoạch đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai
|
- ThS. NCS. Vũ Lệ Hà
|
- Trường ĐH Tài nguyên Môi trường Hà Nội
|
- ThS. Phạm Thị Hồng
|
- Cục Quy hoạch đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai - Thư ký đề tài
|
* Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ tháng 12/2016 đến tháng 12/2019).
* Tổ chức chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu quản lý đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
* Hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài: Quyết định thành lập số 3241/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hội đồng họp ngày 27 tháng 12 năm 2019.
* Quyết định công nhận kết quả thực hiện đề tài: Quyết định số 1355/QĐ-BTNMT ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
GS.TSKH. Đặng Hùng Võ - Chủ tịch Hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài và các thành viên của Hội đồng trong buổi họp Hội đồng
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Mục tiêu chung: Đổi mới phương pháp luận trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nâng cao chất lượng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phát huy được vai trò, vị trí của quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch nền, vừa mang tính tích hợp, vừa mang tính điều phối đất đai cho các ngành, lĩnh vực nhằm sử dụng tài nguyên đất đai đầy đủ, hiệu quả và bền vững, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Cung cấp cơ sở khoa học trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước;
- Đánh giá thực trạng việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và việc tổ chức thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp;
- Đề xuất đổi mới phương pháp luận trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (cách tiếp cận; căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; khả năng liên kết vùng; trình tự, nội dung, phương pháp; các chỉ tiêu sử dụng đất, đánh giá hiệu quả, công bố công khai);
- Ứng dụng công nghệ trong lập quy hoạch sử dụng đất (xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất tối ưu thông qua các tiêu chí đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường có tính đến các tác động của biến đổi khí hậu.
II. SẢN PHẨM ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Các sản phẩm dạng II
1. Báo cáo:
a) Báo cáo cơ sở khoa học, kinh nghiệm quốc tế về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
b) Báo cáo đánh giá thực trạng việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và việc tổ chức thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.
c) Báo cáo đề xuất đổi mới phương pháp luận trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp có tính đến yếu tố liên vùng và các tác động của biến đổi khí hậu.
3. Bộ tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường để đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất.
4. Quy trình, công nghệ xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án QHSD đất đảm bảo quản lý, sử dụng đất hiệu quả, bền vững.
6. Sản phẩm thử nghiệm kết quả nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nam Định và huyện Hải Hậu (báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ tiềm năng đất đai, bản đồ định hướng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, các bảng biểu, số liệu liên quan).
7. Báo cáo khoa học tổng kết đề tài (bao gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt).
2.2. Các sản phẩm dạng III: 04 bài báo:
1. Nguyễn Đắc Nhẫn, Phạm Thị Hồng. Một số đề xuất đổi mới phương pháp luận về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình KH&CN ứng phó với BĐKH, quản lý TN&MT giai đoạn 2016-2020. Hà nội, 2018.
2. Nguyễn Đắc Nhẫn, Thái Thị Quỳnh Như, Tạ Thị Hà, Đàm Thị Mai Oanh. Mô hình ứng dụng công nghệ hỗ trợ xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất. Tạp chí Khí tượng Thủy văn (ISSN 2525-2208) số 702-06/2019. Tổng cục Khí tượng Thủy văn, 2019.
3. Nguyễn Đắc Nhẫn, Nguyễn Tiến Cường, Trần Trọng Phương. Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ISSN 1859-4581) số 356/2019. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019.
4. Nguyễn Đắc Nhẫn, Phạm Thị Hồng, Nguyễn Mạnh Thường. Thực trạng và đề xuất đổi mới, hoàn thiện quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Tạp chí Khí tượng Thủy văn (ISSN 2525-2208) số 706-10/2019. Tổng cục Khí tượng Thủy văn, 2019.
2.3. Tham gia đào tạo sau đại học
Kết quả tham gia đào tạo sau đại học đã đạt được như sau:
Họ và tên
|
Tên Luận văn/ Luận án
|
Năm tốt nghiệp
|
Cơ sở đào tạo
|
Thạc sĩ
|
|
|
|
Nguyễn Vân Anh
|
Đánh giá thực trạng và đề xuất hoàn thiện nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
|
2018
|
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội
|
Phùng Anh Tú
|
Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định phục vụ hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện
|
2019
|
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội
|
Tiến sĩ
|
|
|
|
Vũ Lệ Hà
|
Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêuhoạch sử dụng đất cấp tỉnh áp dụng cho tỉnh Nam Định trong mối liên kết vùng và bối cảnh biến đổi khí hậu
|
2021
(dự kiến)
|
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội
|
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu của đề tài được trình bày trong Báo cáo tổng hợp với dung lượng 354 trang A4, gồm các nội dung chính sau:
3.1. Nghiên cứu cơ sở khoa học, kinh nghiệm quốc tế về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn, đề xuất những bài học kinh nghiệm có thể ứng dụng cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Việt Nam, như:
- Chỉ tiêu sử dụng đất cần quy định theo hướng chi tiết dần từ cấp vĩ mô xuống vi mô (kinh nghệm của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc).
- Nội dung quy hoạch sử dụng đất cần linh hoạt và không quá chi tiết, đặc biệt QH cấp vĩ mô (kinh nghiệm của Nhật Bản).
- Quy hoạch sử dụng đất vừa xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng, vừa phải xác định được yếu tố không gian trong sử dụng đất theo vùng, khu vực. (kinh nghiệm của Nhật Bản).
- Về mối quan hệ giữa các loại hình quy hoạch cần phải có sự thống nhất, trong đó quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch nền tảng (kinh nghiệm của Nhật Bản).
- Về việc tham gia của công chúng trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo thực chất và khách quan (kinh nghiệm của Trung Quốc).
3.2. Đề tài đã nghiên cứu thực trạng việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và việc tổ chức thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Đồng thời với việc phân tích, đánh giá những ưu điểm, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế để đề xuất cải tiến, đổi mới cho phù hợp. Trong đó, một số tồn tại, hạn chế trong các văn bản quy phạm pháp luật, như:
- Những quy định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được quy định chi tiết trong quy trình nên việc tính toán, xác định các chỉ tiêu sử dụng đất còn lúng túng.
- Vẫn còn thiếu một số quy định, hướng dẫn triển khai như định mức sử dụng đất, bố trí kinh phí lập và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tiêu chí thẩm định, hướng dẫn công khai.
- Một số chỉ tiêu sử dụng đất theo không gian sử dụng đất đã được quy định và áp dụng trong quy hoạch sử dụng đất nhưng trong quy định về chỉ tiêu thống kê đất đai lại chưa có nên khó khả thi trong thực hiện.
- Chưa quy định tiêu chí (đặc biệt là tiêu chí định lượng) đối với chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng nên việc xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng còn lúng túng, thiếu tính thống nhất trong toàn quốc nên việc khai thác lợi thế của khu chức năng sử dụng đất chưa phát huy được hiệu quả cao.
- Nội dung thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng trong quy trình nên công tác thẩm định còn mang tính hình thức, chưa có phương pháp khoa học, chưa có sự kiểm tra ngoài thực địa.
- Quy định việc tham gia ý kiến của người dân vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tuy đã có nhiều cải tiến, đổi mới song nội dung, phương pháp chưa có quy định chi tiết, cụ thể nên việc lấy ý kiến người dân ở một số địa phương chưa được thực chất.
3.3. Đề tài đã nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp có tính đến yếu tố liên vùng và các tác động của biến đổi khí hậu, gồm:
a) Bộ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia bao gồm:
- 14 chỉ tiêu theo loại đất, gồm: 05 chỉ tiêu đất nông nghiệp và 09 chỉ tiêu đất phi nông nghiệp:
+ 05 chỉ tiêu đất nông nghiệp, gồm: Nhóm đất nông nghiệp (là chỉ tiêu tổng) và 04 chỉ tiêu thành phần, gồm: Đất chuyên trồng lúa nước, Đất rừng phòng hộ, Đất rừng đặc dụng, Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
+ 09 chỉ tiêu đất phi nông nghiệp, gồm: Nhóm đất phi nông nghiệp (là chỉ tiêu tổng) và 08 chỉ tiêu thành phần, gồm: Đất quốc phòng, Đất an ninh, Đất khu công nghiệp, Đất khu chế xuất, Đất phát triển hạ tầng, Đất có di tích lịch sử - văn hóa, Đất danh lam thắng cảnh và Đất bãi thải, xử lý chất thải;
- 04 chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng có tính chất liên vùng, gồm: Đất khu kinh tế, Đất khu công nghệ cao, Đất đô thị, Đất khu du lịch.
Trong bộ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia có 10 chỉ tiêu có tính chất liên vùng và 04 chỉ tiêu có yếu tố biến đổi khí hậu; trong đó có 03 chỉ tiêu (Đất rừng phòng hộ, Đất phát triển hạ tầng và Đất khu du lịch) vừa có tính chất liên vùng, vừa có yếu tố biến đổi khí hậu.
b) Bộ chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:
- 30 chỉ tiêu theo loại đất, gồm: 10 chỉ tiêu đất nông nghiệp và 20 chỉ tiêu đất phi nông nghiệp:
+ 10 chỉ tiêu đất nông nghiệp, trong đó có 05 chỉ tiêu do quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phân bổ (Nhóm đất nông nghiệp (là chỉ tiêu tổng) và 04 chỉ tiêu thành phần, gồm: Đất chuyên trồng lúa nước, Đất rừng phòng hộ, Đất rừng đặc dụng, Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên), 05 chỉ tiêu cấp tỉnh chủ động xác định (Đất trồng lúa, Đất trồng cây hàng năm khác, Đất trồng cây lâu năm, Đất nuôi trồng thủy sản, Đất làm muối).
+ 20 chỉ tiêu đất phi nông nghiệp, trong đó có 09 chỉ tiêu do quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phân bổ (Nhóm đất phi nông nghiệp (là chỉ tiêu tổng) và 08 chỉ tiêu thành phần, gồm: Đất quốc phòng, Đất an ninh, Đất khu công nghiệp, Đất khu chế xuất, Đất phát triển hạ tầng, Đất có di tích lịch sử - văn hóa, Đất danh lam thắng cảnh và Đất bãi thải, xử lý chất thải), 11 chỉ tiêu cấp tỉnh chủ động xác định (Đất cụm công nghiệp, Đất thương mại, dịch vụ, Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, Đất ở tại nông thôn, Đất ở tại đô thị, Đất xây dựng trụ sở cơ quan, Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp, Đất xây dựng cơ sở ngoại giao, Đất cơ sở tôn giáo, Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng). Ngoài ra, cấp tỉnh còn chủ động xác định chỉ tiêu Đất phát triển hạ tầng cấp tỉnh.
- 06 chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng, gồm: Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Khu lâm nghiệp, Khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, Khu đất ngập nước, Khu thương mại - dịch vụ, Khu dân cư nông thôn.
Trong bộ chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh có 11 chỉ tiêu có tính chất liên vùng và 07 chỉ tiêu có yếu tố biến đổi khí hậu; trong đó có 05 chỉ tiêu vừa có tính chất liên vùng vừa có yếu tố biến đổi khí hậu.
c) Bộ chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện, gồm:
- 33 chỉ tiêu theo loại đất, gồm: 13 chỉ tiêu đất nông nghiệp và 30 chỉ tiêu đất phi nông nghiệp:
+ 13 chỉ tiêu đất nông nghiệp, trong đó có 09 chỉ tiêu do quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phân bổ (Nhóm đất nông nghiệp, Đất trồng lúa, Đất chuyên trồng lúa nước, Đất trồng cây hàng năm khác, Đất trồng cây lâu năm, Đất rừng phòng hộ, Đất rừng đặc dụng, Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, Đất nuôi trồng thủy sản, Đất làm muối), 04 chỉ tiêu cấp huyện chủ động xác định (Đất trồng cây công nghiệp lâu năm, Đất trồng cây ăn quả lâu năm, Đất rừng sản xuất còn lại và Đất nông nghiệp khác).
+ 30 chỉ tiêu đất phi nông nghiệp, trong đó có 20 chỉ tiêu do quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phân bổ (Nhóm đất phi nông nghiệp, Đất quốc phòng, Đất an ninh, Đất khu công nghiệp, Đất khu chế xuất, Đất cụm công nghiệp, Đất thương mại, dịch vụ, Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia và cấp tỉnh, Đất có di tích lịch sử - văn hóa, Đất danh lam thắng cảnh, Đất bãi thải, xử lý chất thải, Đất ở tại nông thôn, Đất ở tại đô thị, Đất xây dựng trụ sở cơ quan, Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp, Đất xây dựng cơ sở ngoại giao, Đất cơ sở tôn giáo, Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng), 10 chỉ tiêu cấp huyện chủ động xác định (Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm, Đất phát triển hạ tầng xã hội, Đất phát triển hạ tầng kỹ thuật, Đất chợ, Đất sinh hoạt cộng đồng, Đất khu vui chơi, giải trí công cộng, Đất cơ sở tín ngưỡng, Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối, Đất có mặt nước chuyên dùng, Đất phi nông nghiệp khác). Ngoài ra, cấp huyện còn chủ động xác định chỉ tiêu Đất phát triển hạ tầng cấp huyện.
- 06 chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng, gồm: Khu chuyên trồng lúa nước, Khu chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm, Khu chuyên trồng cây ăn quả lâu năm, Khu phát triển công nghiệp, Khu đô thị - thương mại - dịch vụ, Khu làng nghề - sản xuất phi nông nghiệp nông thôn.
Trong bộ chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện có 14 chỉ tiêu có tính chất liên vùng; có 05 chỉ tiêu có yếu tố biến đổi khí hậu; trong đó có 04 chỉ tiêu vừa có tính chất liên vùng vừa có yếu tố biến đổi khí hậu.
3.4. Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường để đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với từng cấp, gồm:
a) Bộ tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường để đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia bao gồm 08 tiêu chí: Phát triển sản xuất lúa ổn định; phát triển kinh tế thủy sản; phát triển kinh tế công nghiệp; an ninh lương thực; lao động, việc làm; đô thị hóa; môi trường sinh thái; tăng trưởng kinh tế.
b) Bộ tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường để đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm 11 tiêu chí: Phát triển kinh tế nông nghiệp; phát triển kinh tế công nghiệp; phát triển kinh tế dịch vụ - thương mại; nguồn thu từ đất; đất ở, nhà ở dân cư; an ninh lương thực; lao động, việc làm; đô thị hóa; môi trường sinh thái; ô nhiễm môi trường; tăng trưởng kinh tế.
c) Bộ tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường để đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm 12 tiêu chí: Phát triển kinh tế nông nghiệp; phát triển kinh tế công nghiệp; phát triển kinh tế dịch vụ - thương mại; nguồn thu từ đất; cơ sở hạ tầng kỹ thuật; đất ở, nhà ở dân cư; cơ sở vật chất văn hóa - xã hội; an ninh lương thực; lao động, việc làm; môi trường sinh thái; ô nhiễm môi trường; tăng trưởng kinh tế.
3.5. Đề tài đã nghiên cứu đề xuất đổi mới phương pháp luận trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, gồm:
a) Cách tiếp cận gồm trong quy hoạch sử dụng đất gồm: tiếp cận hệ thống; tiếp cận TopDown và BotomUp (trên xuống và dưới lên) và tiếp cận đa ngành; tính liên kết vùng trong quy hoạch sử dụng đất;
b) Căn cứ, nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, gồm: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
c) Tham gia của cộng đồng trong việc lập quy hoạch sử dụng đất;
d) Công tác công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3.6. Đề tài đã nghiên cứu xây dựng quy trình, công nghệ xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, gồm:
a) Đề xuất đổi mới, hoàn thiện các quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (gồm 13 quy trình):
- 04 quy trình lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;
- 05 quy trình lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh (trong đó có quy trình “lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện” theo quy định của Luật Quy hoạch để tích hợp vào quy hoạch tỉnh);
- 04 quy trình lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
b) Đề xuất 15 phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, gồm 2 nhóm: Nhóm các phương pháp về kỹ thuật có 11 phương pháp; Nhóm các phương pháp tham vấn có 04 phương pháp.
Mỗi loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ áp dụng các phương pháp phù hợp đề đạt được hiệu quả cao nhất.
3.7. Nghiên cứu hoàn thiện phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất và ứng dụng GIS, phương pháp phân tích đa chỉ tiêu hỗ trợ lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất tối ưu đảm bảo quản lý, sử dụng đất hiệu quả, bền vững; phần mềm đã được ứng dụng thử nghiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 cho tỉnh Nam Định và huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Việc ứng dụng công nghệ GIS và MCE trong dự báo, lựa chọn vị trí phù hợp, đánh giá hiệu quả phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ mở ra một hướng mới đó là sử dụng phần mềm hỗ trợ trong công tác QHSDĐ. Hướng này cho phép tận dụng thế mạnh mà công nghệ mang lại và nâng cao sự hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
3.8. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề tài, nhóm nghiên cứu đã ứng dụng thử nghiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 cho tỉnh Nam Định và huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
TS. Nguyễn Đắc Nhẫn - Chủ nhiệm đề tài báo cáo trước Hội đồng
Quang cảnh buổi họp Hội đồng
IV. KIẾN NGHỊ CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề tài, nhóm nghiên cứu đề nghị Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường ứng dụng để từng bước hoàn thiện pháp luật đất đai về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt, đối với một số nội dung chuyên môn sâu, có tính kỹ thuật công nghệ cao cần được nghiên cứu để xây dựng thành tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các các bộ làm công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
4.2. Đề nghị tỉnh Nam Định và các địa phương có điều kiện tương đồng tham khảo ứng dụng kết quả nghiên cứu của Đề tài để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, góp phần nâng cao chất lượng và tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả, bền vững phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh./.
P.TTKH&HTQT